Mã ngành tổ chức sự kiện

Mã ngành tổ chức sự kiện

Hiện nay, nền kinh tế rất đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Để việc quản lý khoa học, thuận tiện, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, các ngành nghề trong hệ thống kinh tế sẽ được mã hóa dưới dạng mã số. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần thực hiện tra cứu để xác định lĩnh vực hoạt động cho phù hợp. Việc lựa chọn mã ngành rất quan trọng trong bước đầu hoạt động kinh doanh.

Thông thường, để thuận tiện cho công việc kinh doanh sau này, các doanh nghiệp thường lựa chọn nhiều mã ngành và đăng ký cùng lúc. Riêng các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực tổ chức sự kiện, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh sau này, mã ngành mà các doanh nghiệp này có thể đăng ký như sau:

STT Mã ngành Tên mã ngành
1 4932 Vận tải hành khách đường bộ
2 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
3 7310 Quảng cáo
4 7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư  luận
5 7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng (thiết kế và dàn dựng gian hàng hội chợ)
6 7420 Hoạt động nhiếp ảnh
7 7710 Cho thuê xe có động cơ
8 7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (Cho thuê thiết bị nghe nhìn, thiết bị âm thanh ánh sáng; thiết bị hỗ trợ sân khấu)
9 8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố, triển lãm)
10 9639 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (Tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành, khai trường; tổ chức các hội nghị khách hàng, lễ trao thưởng; thiết kế biển quảng cáo, quầy kệ trưng bày, thiết kế sân khấu)
11 9000 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí
12 9319 Hoạt động thể thao khác

Việc thiết lập bộ mã ngành chỉ mới là một trong những bước nhỏ để hoàn tất hồ sơ thành lập doanh nghiệp tổ chức sự kiện. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị, xem xét thêm một số vấn đề như sau:

  • Tên công ty: Tên công ty được đặt theo quy định của pháp luật và phải được tra cứu trước tránh trường hợp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trước đó.
  • Địa chỉ trụ sở chính: Bạn phải chọn một địa chỉ để đặt trụ sở chính. Địa chỉ này sẽ gắn liền với việc giao dịch của doanh nghiệp sau này và hồ sơ quản lý của cơ quan nhà nước.
  • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là mức vốn ban đầu chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông góp vào để công ty đi vào hoạt động. Mức vốn là do doanh nghiệp tư do lựa chọn phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh.
  • Thông tin của các thành viên sáng lập, người đại diện pháp luật.

Khi có đầy đủ các thông tin như trên, bạn có thể bắt đầu triển khai hồ sơ thành lập doanh nghiệp để được hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Việc hoạt động sau khi thành lập sẽ do cơ quan chuyên ngành quản lý. Bạn cũng cần phải tham khảo các quy định chuyên ngành để biết mình phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nào.

https://tuvanltl.com/hop-dong-theo-mua-vu-co-dong-bao-hiem-khong/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

3 Replies to “Mã ngành tổ chức sự kiện”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *