Xin giấy phép đào tạo nghề

Xin giấy phép đào tạo nghề

Câu hỏi: Công ty chúng tôi muốn xin giấy phép đào tạo nghề Khai thác vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ. Vậy, chúng tôi có được quyền xây dựng chương trình đào tạo này và tiến hành xin cấp phép dạy đại trà được hay không? Nhờ công ty tư vấn giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn.

(Anh Thái Văn C., Quận 7, Tp Hồ Chí Minh)

Trả lời: LTL chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm gửi câu hỏi cho Bộ phận tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành quy định về đào tạo trình độ sơ cấp có hiệu lực từ này 05/12/2015 có nêu rõ:

Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo

1. Yêu cầu về chương trình đào tạo

a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;

Theo đó, bạn có thể tham khảo tiếp Thông tư 26/2020/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành nghề đào tạo cấp độ IV trình độ trung cấp, cao đẳng về ngành nghề mình muốn dạy. Ngành học “Khai thác vận tải” là nhóm có mã 58401.

Sau khi đã xác định được các ngành dạy, bạn phải thực hiện xây dựng, phân bổ chương trình theo quy định:

  • Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
  • Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô – đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;
  • Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;
  • Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô – đun để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;
  • Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;
  • Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô – đun và của chương trình đào tạo;
  • Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Yêu cầu về giáo trình đào tạo:

  • Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các mô – đun trong chương trình đào tạo;
  • Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình;
  • Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô – đun;
  • Mỗi bài, chương của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng;
  • Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng;
  • Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.

Trên đây là một số quy định chung về Thành lập trung tâm dạy nghề nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *