Quy định về thành lập trung tâm ngoại ngữ 2018

Quy định về thành lập trung tâm ngoại ngữ 2018

Hiện nay thành lập trung tâm ngoại ngữ là một xu hướng kinh doanh tiềm năng, với thời kỳ hội nhập tại nước ta hiện nay nhu cầu học ngoại ngữ là thật sự lớn từ mọi lứa tuổi và ngành nghề. Việc thành lập trung tâm ngoại ngữ có cơ hội thành công cao vào rủi ro thấp vậy pháp luật quy định thế nào về thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Để thành lập trung tâm ngoại ngữ ta cần đi qua hai giai đoạn chính:

1. Thành lập doanh nghiệp.

  • Thực hiện thành lập doanh nghiệp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã ngành hoạt động giáo dục.
  • Nếu doanh nghiệp đã được thành lập và chưa có mã ngành hoạt động giáo dục, doanh nghiệp cần tiến hành bổ sung mã ngành tại cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch và đâu tư.
  • Mã ngành hoạt động Giáo dục là 8559 có thể tham khảo trên website của Bộ kế hoạch và đầu tư.
  • Về trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

2. Thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Trước tiên cần xem xét các điều kiện để được thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ theo pháp luật quy định:

Về sự phát triển kinh tế xã hội:

  • Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Về cơ sở vật chất:

  • Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.
  • Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Phòng Cháy Chữa Cháy.

Về giám đốc trung tâm:

  • Có nhân thân tốt;
  • Có năng lực quản lý;
  • Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương .
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Về đội ngũ giáo viên:

  • Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
  • Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc,
  • Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Về giáo viên nước ngoài:

  • Thực hiện thủ tục bảo lãnh và visa/thị thực cho giáo viên nước ngoài để người nước ngoài sang Việt Nam;
  • Xin chấp thuận tuyển dụng lao động và xin Giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài;

Về đội ngũ nhân viên:

  • Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định;
  • Kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

Thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Để có được quyết định cho phép thành trung tâm ngoại ngữ thì cần đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ với cơ quan có thẩm quyền với các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ.
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ.
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

Bước 2: Nộp hồ sơ đế người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ và nhận biên nhận.

Bước 3: Nhận kết quả nếu hồ sơ hợp lệ.

Thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục:

Để có được quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì cần đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm

  • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục.
  • Quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp.
  • Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm.
  • Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm.
  • Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học.
  • Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy.
  • Các quy định về học phí, lệ phí.
  • Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

Bước 2: Nộp hồ sơ đế người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và nhận biên nhận.

Bước 3: Nhận kết quả nếu hồ sơ hợp lệ.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *