Người đại diện pháp luật, Trụ sở và Điều lệ doanh nghiệp

Người đại diện pháp luật, Trụ sở và Điều lệ doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật

Căn cứ theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Đa phần doanh nghiệp thường nghĩ rằng chính Giám đốc hay Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là một cách hiểu mặc định không hoàn toàn đúng. Theo quy định của pháp luật, người đại diện pháp luật có thể thể hiện dưới nhiều chức danh khác nhau. Cụ thể:

STT Loại hình Công ty Chức danh đại diện pháp luật Lưu ý
1 Công ty TNHH một thành viên
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc
Đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tich Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ Tổng giám đốc/ Giám đốc Công ty nhà nước.
2 Công ty TNHH hai thành viên
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc
Đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tich Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ Tổng giám đốc/ Giám đốc Công ty nhà nước.
3 Công ty Cổ phần
  • Chủ tịch Hội đồng Quản trị
  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc
Đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tich Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ Tổng giám đốc/ Giám đốc Công ty nhà nước.
4 Công ty Hợp danh
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc
Đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tich Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ Tổng giám đốc/ Giám đốc Công ty nhà nước.
5 Doanh nghiệp tư nhân
  • Tổng giám đốc
  • Giám đốc

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

Đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tich Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ Tổng giám đốc/ Giám đốc Công ty nhà nước; Chủ hộ kinh doanh.

https://tuvanltl.com/nguoi-dai-dien-theo-phap-luat-cua-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-2015/

2. Trụ sở doanh nghiệp

Việc đặt trụ sở doanh nghiệp trước đây thường không được quan tâm nhiều so với các yếu tố khác. Tuy nhiên, các Startup/ Doanh nghiệp cũng cần có một vài lưu ý nhỏ như sau:

  • Viêc thuê văn phòng ảo hiện nay nở rộ như là giải pháp để tiết kiệm chi phí cho các Startup/ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vẫn được chấp thuận khi xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cơ quan chức năng không đồng ý cấp phép và đề nghị giải trình về tính khả thi. Chẳng hạn khi bạn kinh doanh ngành nghề cần nhiều lao động và hồ sơ khai số lao động nhiều hơn 1 nhưng lại ký hợp đồng thuê văn phòng với số chỗ ngồi là 1. Khó khăn này thường xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ giải trình bao gồm cả hợp đồng thuê địa điểm để đặt trụ sở văn phòng.
  • Nếu bạn có ý định đặt trụ sở trong các tòa nhà thì lưu ý rằng việc đặt trụ sở chỉ được chấp thuận khi tòa nhà được cấp phép với mục đích sử dụng là văn phòng hoặc phần các bạn thuê nằm trong phần diện tích được làm văn phòng trong tổng thể diện tích của tòa nhà với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
  • Việc đặt trụ sở đồng thời là xưởng sản xuất/cơ sở bán buôn bán lẻ phải theo quy hoạch và nhu cầu thực tế của địa phương.

3. Điều lệ doanh nghiệp

Có thể hiểu Điều lệ công ty là một hợp đồng nhiều bên (giữa các thành viên/cổ đông) dựa trên nguyên tắc tự nguyên thoản thuận để quy định về quyền và nghĩa vụ về quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty. Điều lệ không trái với quy định của pháp luật.

Nếu như chúng ta đã có những thỏa thuận được thiết lập, những nội dung được ghi nhận vào trong điều lệ. Tuy nhiên, các nhà khởi nghiệp hãy lưu ý rằng không phải nội dung thỏa thuận nào cũng đặt trong điều lệ. Bởi khi xây dựng điều lệ cho hoạt động kinh doanh thì tất cả phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật mà khung sườn là Luật Doanh nghiệp. 

Những nội dung chủ yếu của điều lệ bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Để làm nên một bộ Điều lệ hoàn chỉnh đòi hỏi các nhà khởi nghiệp phải tổng hợp nhiều kiến thức, mà chúng ta – những nhà khởi nghiệp không nhất thiết đồng thời phải là một nhà nghiên cứu luật, chỉ cần lưu ý rằng phải đảm bảo được các nguyên tắc như sau:

  • Đặt những nội dung trong thỏa thuận vào Điều lệ mang tính kế thừa và tuân thủ;
  • Đừng thờ ơ với Điều lệ. Hãy dành thời gian đọc/ hiểu/ biết rõ những tỷ lệ được nêu trong đó và đối chiếu với tỷ lệ mình đang nắm giữ.

Legal for Startup 3 – Các nội dung cần có trong thỏa thuận của các đồng sáng lập

LTL Consultant ở đây để hỗ trợ Quý doanh nghiệp, các khởi nghiệp (Startup) trẻ tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí, kết nối một Cộng đồng doanh nghiệp khỏe mạnh và cùng nhau phát triển, cất cánh.

Trên đây là một số ý kiến phân tích nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultant. Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí cho trường hợp của mình. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Người đại diện pháp luật, Trụ sở và Điều lệ doanh nghiệp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *