Thủ tục đăng ký thành lập trung tâm giáo dục

Thủ tục đăng ký thành lập trung tâm giáo dục

Để hoạt động trong ngành giáo dục, ngoài việc đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư thì bạn cần tiến hành thủ tục để xin giấy phép con tại các cơ quan chuyên ngành. Như vậy, so với ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì thủ tục thành lập để kinh doanh trong ngành giáo dục có phần phức tạp hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình, thủ tục để đăng ký thành lập trung tâm giáo dục.

Trước khi tiến hành thủ tục, chuyên viên tư vấn có những lưu ý như sau dành cho bạn nhằm thực hiện thủ tục trên một cách nhanh chóng hơn:

Thứ nhất, trước khi tiến hành các thủ tục mang tính chất chuyên ngành thì bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp là hình thành nên một tổ chức tạo tiền đề để cho trung tâm giáo dục hoạt động sau này. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của mình, bạn có thể lựa chọn 01 trong 05 hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014:

  1. Doanh nghiệp tư nhân
  2. Công ty TNHH một thành viên
  3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Công ty cổ phần
  5. Công ty hợp danh

Các loại hình doanh nghiệp trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Thủ tục đăng ký thành lập từng loại hình doanh nghiệp trên được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với doanh nghiệp tư nhân, Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với các loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Thứ hai, trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã bao gồm ngành nghề kinh doanh giáo dục tương ứng. Ngành nghề kinh doanh là một trong những thông tin cơ bản và quan trọng trong Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Khi tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần lưu ý đến việc ngành nghề giáo dục mà bạn muốn kinh doanh đã được đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư hay chưa.

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp có mã ngành nghề là giáo dục thì bạn cần liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành thủ tục tương ứng. Vì ngành nghề kinh doanh giáo dục bao gồm rất nhiều ngành nghề như đào tạo kỹ năng sống, giáo dục tiểu học, trung học. Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quyết định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành nghề giáo dục bao gồm:

P GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
85 Giáo dục và đào tạo
851 Giáo dục mầm non
8511 85110 Giáo dục nhà trẻ
8512 85120 Giáo dục mẫu giáo
852 Giáo dục phổ thông
8521 85210 Giáo dục tiểu học
8522 85220 Giáo dục trung học cơ sở
8523 85230 Giáo dục trung học phổ thông
853 Giáo dục nghề nghiệp
8531 85310 Đào tạo sơ cấp
8532 85320 Đào tạo trung cấp
8533 85330 Đào tạo cao đẳng
854 Giáo dục đại học
8541 85410 Đào tạo đại học
8542 85420 Đào tạo thạc sỹ
8543 85430 Đào tạo tiến sỹ
855 Giáo dục khác
8551 85510 Giáo dục thể thao và giải trí
8552 85520 Giáo dục văn hóa nghệ thuật
8559 85590 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
856 8560 85600 Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

Tùy vào từng loại hình mà bạn muốn kinh doanh, hồ sơ tiến hành thủ tục sẽ khác nhau. Bạn cần tham khảo các quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Nghị định 135/2018/NĐ-CP.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-mo-trung-tam-luyen-thi/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com