Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh download

Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh download

Ngành nghề kinh doanh là một trong những thông tin cơ bản khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh. Hiện nay, hệ thống ngành nghề kinh tế được quy định trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Bạn cần tham khảo nhằm tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Theo quy định tại  Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg:

Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung

Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

  1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

– Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

– Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;

– Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;

– Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;

– Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.”

Như vậy, toàn bộ hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam phân thành 05 cấp theo quy định như trên. Bạn có thể tham khảo để có thể tiến hành đăng ký chính xác ngành nghề kinh tế mà mình muốn. Về cơ bản, hệ thống ngành nghề kinh tế bao gồm rất nhiều ngành nghề nhưng phân thành các nhóm cơ bản như sau:

Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh bị cấm: Đây là những ngành nghề không phù hợp với ý chí của các nhà làm luật hoặc có tính nguy hại cho cộng đồng, xã hội. Vì vậy, các nhà làm luật quyết định cấm các cá nhân/tổ chức tiến hành hoạt động trong các ngành nghề này. Ví dụ: Sản xuất và kinh doanh ma túy,..

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh không có điều kiện: Đây là ngành nghề mà chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp là có thể tiến hành hoạt động mà không cần tiến hành xin thêm các loại giấy phép con.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Đây là những ngành nghề mà tổ chức/cá nhân muốn tiến hành kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện để được kinh doanh được thể hiện nhiều hình thức như: Giấy phép con, chứng chỉ nghiệp vụ, vốn  pháp định tối thiểu.

Đồng thời, tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về việc ghi ngành nghề kinh doanh như sau:

“5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

  1. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.”

Như vậy, bạn có thể dowload hệ thống ngành nghề kinh tế theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đồng thời, khi tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp bạn cần phân loại và tiến hành theo quy định như trên.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-trung-tam-giao-duc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *