Quy định về thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp

Quy định về thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa gì?

Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 đã quy định rõ về Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

Phiếu lý lịch tư pháp được phân loại thành:

Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp

1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;

b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Quy định về thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay, pháp luật về lý lich tư pháp gồm Luật lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Lý lịch tư pháp không quy định chi tiết về thời hạn sử dụng của Lý lịch tư pháp là bao lâu. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn của Lý lịch tư pháp được quy định rải rác trong các văn bản khác nhau. Cụ thể như sau:

Luật quốc tịch

Điều 20, 24, 28 quy định như sau:

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi:

Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ:

1. Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

3. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam  có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Luật công chứng 2014 và Luật luật sư:

Tại khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014 và khoản 8 Điều 1 Luật luật sư quy định về hồ sơ bổ nhiệm và cấp chứng chỉ hành nghề có yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên lại không quy định  Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu. TÌnh trạng này cũng diễn ra trong hoạt động tuyển dụng công chức.

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các thông tin nhằm mục đích tham khảo như trên.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *