Xử phạt về hành vi không có giấy phép kinh doanh

Xử phạt về hành vi không có giấy phép kinh doanh

Hiện nay hành vi không có giấy phép kinh doanh thuộc những trường hợp phải đăng ký kinh doanh sẽ được tiến hành theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Cụ thể theo quy định tại tại khoản 1, điều 41, Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
  • b) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
  • c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  • d) Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;
  • đ) Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập;
  • e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định

Căn cứ điểm e của điều khoản trên thì những trường hợp không đăng ký thành lập hộ kinh doanh mà cá nhân/hộ gia đình đó thuộc trường hợp phải đăng ký thì sẽ bị xử phạt. Vì vây, việc tìm hiểu những trường hợp nào không phải đăng ký, những trường hợp nào phải đăng ký là mấu chốt để trả lời cho câu hỏi liệu hộ gia đình/cá nhân có bị xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh hay không?

Cụ thể theo quy định tại khoản 2, điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thì những trường hợp không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Những người bán hàng rong, quà vặt;

– Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);

– Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);

– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

Như vậy, nếu hộ gia đình/cá nhân không thuộc những trường hợp trên thì sẽ phải tiến hành đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Trong trường hợp vẫn không đăng ký, thì cá nhân/hộ gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định tại tại khoản 1, điều 41, Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc xác định việc hộ kinh doanh có thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh hay không là mấu chốt để biết liệu rằng nếu không đăng ký kinh doanh thì hộ gia đình/cá nhân có bị xử phạt hay không. Trong trường hợp, hộ gia đình/cá nhân cần phải đăng ký mà không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

https://tuvanltl.com/dang-ky-nhu-cau-su-dung-nguoi-nuoc-ngoai-2/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com