Xử phạt hành chính về kinh doanh trái phép

Xử phạt hành chính về kinh doanh trái phép

Đối vơi trường hợp cá nhân/hộ gia đình tiến hành kinh doanh thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh thì mà không tiến hành đăng ký kinh doanh thì sẽ có nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại  50/2016/NĐ-CP

Theo quy định tại tại khoản 1, điều 41, Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
  • b) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
  • c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  • d) Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;
  • đ) Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập;
  • e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định

Căn cứ vào quy định trên, thì việc cá nhân/tổ chức thuộc trường phải đăng ký kinh doanh mà không tiến hành đăng ký thì có thể bị xử phạt theo quy định trên. Vì vây, nhằm tránh tổn thất và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của mình, việc tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng.

Để thành lập hộ kinh doanh, thì hộ gia đình/cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Theo quy định tại điều 71, Nghị định 78/2015/nđ-cp, thì hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Vì vậy, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp bắt buộc phải thành lập sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khá nặng. Vì vây,cá nhân/hộ gia đình nên tìm hiểu thủ tục để tiến hành thành lập hộ kinh doanh nhắm tránh trường hợp vị xử phạt theo quy định trên.

https://tuvanltl.com/dang-ky-nhu-cau-su-dung-nguoi-nuoc-ngoai-2/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *