Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Giống như các thành viên của hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn trên toàn bộ tài sản của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập chi nhánh nhằm mở rộng khu vực hoạt động, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Trước khi tiến hành mở chi nhánh, thì doanh nghiệp tư nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh. Bài viết này sẽ tìm hiểu thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiêp tư nhân cả trong và ngoài nước.
Để chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt, thì phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh.
Khi tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Thành lập chi nhánh trong nước.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
- Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
- a) Mã số doanh nghiệp;
- b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
- d) Địa chỉ trụ sởchi nhánh, văn phòng đại diện;
- đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- e) Thông tin đăng ký thuế;
- g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Như vậy, điều luật trên quy định về thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đối với thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiêp tư nhân trong nước bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh
- Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh trong nước bao gồm những giấy tờ như trên được tiến hành tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Trường hợp 2: Thành lập chi nhánh ở vùng lãnh thổ/quốc gia khác Việt Nam
Trong trường hợp, chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định thành lập chi nhánh ở nước ngoài nhằm thăm dò, khai thác thị trường mới thì thủ tục được tiến hành như sau:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“5. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh ở nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như trên được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở. Ngoài việc thực hiện thủ tục này tại Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật quốc gia sở tại.
Như vậy, khi doanh nghiệp tư nhân muốn thành lập chi nhánh thì sẽ thuộc 1 trong 2 trường hợp trên. Tùy vào từng trường hợp, mà bạn cần thực hiện cho đúng theo quy định của pháp luật.
https://tuvanltl.com/ban-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien/
Trên đây là một số quy định chung Một hộ kinh doanh có thể có bao nhiêu địa điểm kinh doanh nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
One Reply to “Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân”