Công văn xin hủy visa
Một số cá nhân thường bị bối rối khi nghe các thuật ngữ visa, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú. Các giấy tờ này khác nhau ở điểm nào? Sở hữu từng loại giấy tờ cho người nước ngoài các quyền gì? Luật quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã quy định và giải thích như sau:
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Thị thực còn thường được gọi là visa.
Điều 7. Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực
1. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.
2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
3. Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú
1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.
Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Theo quy định tại điều. luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam:
Khi tổ chức, cá nhân trong nước đã thực hiện bảo lãnh, xin công văn nhập cảnh mà không còn có nhu cầu tiếp tục bảo lãnh nữa thì có thể làm công văn xin hủy visa. Công văn do doanh nghiệp soạn để thể hiện như một sự thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết nhằm quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh của người nước ngoài. Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã quy định rõ.
“Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.”
Như vây, trong trường hợp không còn nhu cầu bảo lãnh, cá nhân, tổ chức trước đây bảo lãnh phải làm thủ tục thông báo đến cơ quan có thẩm quyền (công văn xin huỷ thị thực) để phối hợp với cơ quan chức năng hủy văn bản có giá trị nhập cảnh của người nước ngoài.
Công văn đề nghị hủy thị thực phải có những nội dung chính sau đây:
- Tên cơ quan, cá nhân tổ chức bảo lãnh
- Thông tin về cơ quan, cá nhân tổ chức bảo lãnh
- Thông tin về người lao động (họ tên. Quốc tịch, ngày ,tháng ,năm sinh,..)
- Lý do trước đây bảo lãnh.
- Công văn phải ký tên và đóng dấu của tổ chức, cá nhân theo quy định.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com