Thủ tục thành lập trung tâm kỹ năng sống

Thủ tục thành lập trung tâm kỹ năng sống

Không ngừng hoàn thiện bản thân là một nhu cầu tất yếu của con người. Hơn nữa, trong thời đại phát triển nhanh chóng như hiện nay, các đòi hỏi về chuyên môn không còn là yêu cầu duy nhất đối với người lao động. Kỹ năng sống/ Kỹ năng mềm là một trong những điểm tạo nên sự khác biệt, nổi bật giữa các lao động với nhau. Dựa trên nhu cầu đó, Các trung tâm kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời.

Trung tâm kỹ năng sống là một các gọi thông thường, phổ biến của Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong đó, hai khái niệm này cần được hiểu như sau:

  • Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
  • Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.

Thủ tục thành lập trung tâm kỹ năng sống

Điều kiện để thành lập trung tâm kỹ năng sống

Việc tổ chức dạy và học kỹ năng sống cần thỏa mãn các điều kiện cơ bản như sau:

Về cơ sở vật chất

  • Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  • Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Về Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  • Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Về giáo trình, tài liệu

  • Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Thành phần hồ sơ xin Hoạt động trung tâm kỹ năng sống

Để được cấp phép hoạt động, bạn phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu, giấy tờ như sau và nộp tại Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn đặt cơ sở hoạt động:

a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

b) Giấy phép đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp;

c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Các nội dung công viêc LTL sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng, bao gồm:

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đưa ra các tfư vấn sơ bộ các quy định pháp luật hiện hành.

Bước 2: Thẩm định, kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng và tư vấn khắc phục hồ sơ nhân sự, cơ sở vật chất phù hợp theo quy định của pháp luật;

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ dựa trên các giấy tờ, tài liệu khách hàng cung cấp và thực tế khảo sát cơ sở vật chất;

Bước 4: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi tiến độ hồ sơ, đại diện khách hàng giải trình (nếu có);

Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao toàn bộ hồ sơ cho khách hàng. Tư vấn và hỗ trợ các vấn đề phát sinh sau thành lập.

https://tuvanltl.com/quy-dinh-ve-mua-ban-doanh-nghiep/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com