Phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp khi rơi vào hai trường hợp: mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014).

1. Những chủ thể tham gia vào thủ tục phá sản

Có hai nhóm đối tượng chính tham gia vào thủ tục phá sản:

Thứ nhất, Người tham gia thủ tục phá sản gồm chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản. (Khoản 10 Điều 4 Luật phá sản).

Thứ hai, người tiến hành thủ tục phá sản gồm Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản (Khoản 9 Điều 4 Luật phá sản).

2. Nội hàm khái niệm “phá sản”

Như đã đề cập, một doanh nghiệp chỉ bị coi là bị phá sản khi đồng thời đáp ứng hai điều kiện dưới đây:

Thứ nhất: Mất khả năng thanh toán

Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản quy định doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật phá sản.

Thứ hai: Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

Thủ tục xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án được thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Khoản 1 Điều 31);
  • Xem xét và xử lý đơn;
  • Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn;
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Tiến hành việc thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Yêu cầu nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
  • Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Ra quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-thanh-lap-trung-tam-ky-nang-song/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *