Quy định về mua bán doanh nghiệp
Mua, bán doanh nghiệp (giao dịch M&A) là những hoạt động phổ biến diễn ra trong nền kinh tế khi chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng hoàn toàn quyền sở hữu doanh nghiệp sang cho những chủ thể khác.
1. Những thương vụ mua bán lớn tại Việt Nam
Chỉ tính năm 2017, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ mua bán doanh nghiệp, trong đó tiêu biểu là những thương vụ sau:
- Tháng 3/2017, Công ty TNHH SCG Xi măng – Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của tập đoàn SCG, vừa thực hiện việc mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương 156 triệu đô la Mỹ) từ các cổ đông hiện tại của công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (“VCM”) tại miền trung Việt Nam;
- Tháng 4/2017, tờ Reuters đưa tin Tập đoàn Hóa chất Nhật Bản Earth Chemical vào tháng 5 sẽ hoàn tất thương vụ mua lại 100% vốn của Công ty Cổ phần Á Mỹ Gia (AMG), một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh hóa mỹ phẩm, với giá hơn 1.800 tỷ đồng;
- Tháng 7/2017, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. HCM…
2. Hoạt động mua bán các loại hình doanh nghiệp cụ thể
- Mua bán công ty cổ phần
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này (điểm d Khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014).Bán công ty cổ phần là chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu cổ phần cho chủ thể khác, bao gồm toàn bộ cổ phần phổ thông và các loại cổ phần ưu đãi dưới đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
- Mua bán doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp).
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác và sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác (Điều 187 Luật doanh nghiệp).
https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-tu-van-du-hoc/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com
4 Replies to “Quy định về mua bán doanh nghiệp”