Quy trình thành lập doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2014 đã tháo gỡ nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các thủ tục thành lập, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vấn đề được doanh nghiệp thắc mắ nhiều nhất có lẽ là Quy trình thành lập doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Bao gồm các bước nào? Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề gì?
Để trả lời hết các vấn đề này sẽ là một nội dung rất dài mà LTL xin được tóm gọn như sau:
Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm mấy bước?
Bước 1: LTL thu thập thông tin từ khách hàng:
Đây là bước tiền đề quan trọng. Do vậy, LTL sẽ thực hiện tư vấn kỹ cho doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề sau:
1. Lựa chọn loại hình công ty:
Để đưa ra quyết định lựa chọn loại hình công ty nào. LTL sẽ tư vấn cho Quý khách hàng các vấn đề liên quan đến:
- Số lượng thành viên góp vốn, tham gia điều hành hoạt động kinh doanh.
- Tính chất, quy mô, ưu nhược điểm và chế độ chịu trách nhiệm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
- Người đại diện theo pháp luật có thể là ai? Nếu là thành viên góp vốn/ cổ đông thì phải nắm giữ tỷ lệ vốn tối thiểu bao nhiêu?
- Thành viên góp vốn, cổ đông có thuộc các trường hợp không được thành lập, quản lý doanh nghiệp hay không.
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Trụ sở doanh nghiệp phải rõ ràng bao gồm các yếu tố số nhà, tên đường/ngõ/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, thành phố, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
Có điện thoại, email. Và, cần lưu ý rằng trụ sở chính không được là chung cư, khu tập thể trừ khi tòa nhà được cấp phép xây dựng cho mục đích cho thuê làm văn phòng.
3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh sẽ được áp mã theo hệ thống mã ngành nghề của hệ thống kinh tế Việt Nam. Về ngành nghề, LTL Consultant sẽ rà soát các ngành nghề có điều kiện và tư vấn cụ thể với khách hàng liên quan đến:
- Ngành nghề bị cấm kinh doanh;
- Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
- Ngành nghề yêu cầu Giấy phép con.
Và, tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Điều kiện nào phải đáp ứng sau thành lập doanh nghiệp.
4. Tên doanh nghiệp
LTL Consultant sẽ tiến hành tra cứu để kiểm tra tính phân biệt và khả năng thành công của tên doanh nghiệp khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cũng như tư vấn thay đổi nếu tên bị trùng với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó. Cơ bản tên doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện sau:
Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp 2014.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
5. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Mức vốn điều lệ đa phần là do doanh nghiệp ấn đình tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình nhưng cần lưu ý rằng:
- Vốn điều lệ quá thấp sẽ không tạo được sự tin tưởng của đối tác trong quá trình hợp tác làm ăn. Nếu vốn điều lệ quá cao sẽ làm tăng phạm vi và tính chịu rủi ro cho doanh nghiệp.
- Nếu ngành nghề đăng ký có ngành yêu cầu đáp ứng điều kiện vốn pháp định thì vốn điều lệ đăng ký không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
- Nếu có nhiều ngành yêu cầu những mức vốn pháp định khác nhau thì vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định cao nhất.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền:
LTL hoàn thiện hồ sơ dựa trên các thông tin đã thu thập được tại Bước 1, trình ký và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền thông qua Giấy ủy quyền cho cá nhân đã được lập trước đó, xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu:
LTL nhận kết quả và thực hiện khắc dấu.
Sau khi khắc dấu, LTL thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên cổng thông tin quốc gia nhằm công bố công khai cho các bên thứ ba giao dịch với doanh nghiêp được biết về con dấu của doanh nghiệp.Việc khắc dấu và thông báo mẫu dấu, đăng công báo trên hệ thống thông tin quốc gia có thể thực hiện thông qua ủy quyền nếu Giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Bàn giao kết quả và nhắc nhở khách hàng thực hiện các thủ tục sau thành lập:
LTL thực hiên bàn giao kết quả cho khách hàng và thông báo cho khách hàng biết các thủ tục cần phải thực hiện sau thành lập. Bao gồm:
-
Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế có thẩm quyền;
-
Thực hiện thủ tục đặt in hóa đơn;
-
Treo biển hiệu công ty;
https://tuvanltl.com/ho-so-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan/
Trên đây là một số thông tin chung liên quan đến Quy trình thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultants.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com
3 Replies to “Quy trình thành lập doanh nghiệp”