Quy định phạt công ty du lịch để khách bỏ trốn 

Quy định phạt công ty du lịch để khách bỏ trốn 

Trong thời gian qua, việc các du khách lợi dụng việc đi du lịch sau đó bỏ trốn đang diễn ra phổ biến. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành du lịch Việt Nam cũng như các công ty và khách hàng du lịch chân chính. Thực trạng này đòi hỏi phải có những chế tài mạnh hơn nữa để xử lý và ngăn chặn tình trạng trên.

Điển hình là vụ việc công ty Goleden Travel là đơn vị tổ chức đưa 1 đoàn khách 23 người đi Đài Loan đã vi phạm nhiều quy định khiến nhiều du khách đã bỏ trốn tại Đài Loan, không quay trở về Việt Nam. Sau sự việc này, công ty Goleden Travel đã bị áp dụng chế tài xử phạt theo quy định tại Điểm c  Khoản 6 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;”

Hành vi để khách nước ngoài bỏ trốn thì bị xử phạt theo lỗi không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết. Tuy nhiên có thể thấy mức phạt là khá nặng. Để tránh trường hợp công ty bị xử phạt về hành vi này, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng bị, sàng lọc hồ sơ để phát hiện khách hàng có ý định bỏ trốn ngay từ đầu. Những năm qua, để hạn chế du khách bỏ trốn khi đi tour, nhiều đơn vị lữ hành phải tiến hành nhiều biện pháp sát sao, nỗ lực siết chặt thẩm định đối với việc sàng lọc hồ sơ du khách. Được biết, các khâu sàng lọc thường được áp dụng là: Yêu cầu chứng minh tài chính, xác định nghề nghiệp, nơi cư trú, phỏng vấn, thậm chí xác minh thông tin về khách qua cả mạng xã hội…

Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra hồ sơ cấp thị thực của các doanh nghiệp lữ hành vẫn bị đánh giá còn “mang tính nghiệp dư”, “cảm tính”. Bởi các nhân viên kiểm tra không thể đủ nghiệp vụ, thẩm quyền, cũng như thời gian để xác minh tính chính xác của các loại giấy tờ.

Trong khi đó, càng khó tránh khỏi “lọt lưới” những hồ sơ được làm giả tinh vi, trông rất “đẹp đẽ” như thể hiện nhiều tài sản, tiền gửi ngân hàng, đã đi du lịch nhiều nước…

Theo kinh nghiệm từ các hãng lữ hành uy tín, để tránh bị “qua mặt”, bên cạnh việc xem xét giấy tờ tài sản, sổ tiết kiệm ngân hàng, còn cần phải để ý độ tuổi, kiểm tra các mối quan hệ nhân thân, công việc, cơ quan của người đi du lịch…; khi có nghi ngờ nên yêu cầu khách bổ sung hồ sơ, nếu du khách chân chính sẽ không ngần ngại bổ sung ngay.

Ngoài ra, ngay cả khi khách đã tham gia hành trình tour, nhân viên phụ trách vẫn phải tiếp tục quan sát du khách ví dụ như hành trang, thái độ, cảm xúc, sự chú tâm…của họ về hành trình. Bởi những người có ý định trốn lại thường có biểu hiện và thái độ khác hẳn với những du khách thật sự.

Như vậy, theo quy định trên hành vi để khách hàng bỏ trốn bị xử phạt khá nặng. Các công ty/tổ chức tiến hành cung ứng dịch vụ du lịch cần triển khai những biện pháp để phòng tránh hiện tượng này ngay từ đầu, nhằm tránh nguy cơ bị xử phạt.

https://tuvanltl.com/giay-de-nghi-cap-lai-giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com