Yêu cầu về cấp doanh nghiệp

Yêu cầu về cấp doanh nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn doanh nghiệp được thành lập mới. Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp mà thường là dựa vào quy mô hoạt động. Hiên nay, đã có một số văn bản quy định về cấp doanh nghiệp. Cụ thể, các cấp doanh nghiệp được xác định dựa trên các yếu tố:

  • Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa: căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nht.
  • Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp: là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
  • Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa: xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa: là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính ca năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vn quy định để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giả sử, một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp đó phải đảm bảo được rằng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

Trong thị trường kinh tế nước ta hiện nay, việc xác định cấp doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Một mặt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, mặt khác tạo được sự công bằng giữa các cấp doanh nghiệp. Cụ thể, theo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp này sẽ được Nhà nước hỗ trợ trên các lĩnh vực:

  • Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán;
  • Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;
  • Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung;
  • Hỗ trợ mở rộng thị trường;
  • Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách Nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cũng tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến…

https://tuvanltl.com/dac-diem-cua-ho-kinh-doanh-ca-the-2/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *