Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong các văn bản pháp luật, khoa học pháp lý cũng như đời sống hàng ngày. Để tìm hiểu câu trả lời, cần phải tìm hiểu một số quy định của pháp luật cũng như kiến thức về khoa học pháp lý.

Trước hết, cần phải hiểu pháp nhân là chủ thể do pháp luật sinh ra. Không giống như các chủ thể khác, pháp nhân mang tính chất vô hình, trừu tượng. Vì vậy, rất khó xác định cụ thể pháp nhân là cái gì, pháp nhân ở đâu,.. Cũng có thể hiểu nôm na theo kiểu chiết nghĩa của từ: pháp là pháp luật, nhân là con người. Như vậy, pháp nhân là “con người” do pháp luật sinh ra. Vì vậy, pháp nhân cần một người đảm nhiệm vị trí người đại diện theo pháp luật nhằm thay mặt, nhân danh nó để tham gia vào quan hệ pháp luật. Cần lưu ý, rằng người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền hạn, nghĩa vụ nhân danh pháp nhân, còn chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật vẫn là pháp nhân. Ví dụ: ông A là Tổng giám đốc của công ty cổ phần B, trong điều lệ của công ty B quy định:“Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật”. Như vậy, khi ông A nhân danh công ty B để ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty C thì chủ thể tham gia vào hợp đồng này là Công ty B chứ không phải là ông A. Ông A chỉ đóng vai trò là người ký thay cho công ty B.

Tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Như vậy, khi  đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì tổ chức đó sẽ được công nhận có tư cách pháp nhân. Việc được coi là có tư cách pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ tài sản, xác định tư cách chủ thể…Đã có nhiều quan điểm từ nhiều chuyên gia đầu ngành cho rằng: chủ thể của ngành luật dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân chứ không bao gồm những tổ chức không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia đình. Đây không phải là một quan điểm hoàn toàn vô lý. Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.”

Như vậy, theo quy định trên, kể cả trong trường hợp cá nhân nhân danh các chủ thể không có tư cách pháp nhân để tham gia vào giao dịch dân sự, thì chủ thể của giao dịch dân sự vẫn là cá nhân đó.

Như vậy, có thể kết luận rằng, tư cách pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chủ thể nào trực tiếp tham gia vào giao dịch dân sự. Đồng thời, việc có tư cách pháp nhân sẽ cho phép chủ thể sở hữu hưởng một số lợi ích trong một số trường hợp nhất định.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

3 Replies to “ Pháp nhân là gì?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *