Thủ tục xin Giấy phép lao động 2016
Nghi định 11/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 1/4/2016 với nhiều nội dung đổi mới quy định về Thủ tục xin Giấy phép lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động người nước ngoài. Vậy Thủ tục xin Giấy phép lao động 2016 như thế nào? Có gì thay đổi? Có rắc rối và phức tạp hay không? LTL Consultant sẽ cung cấp đến Quý Doanh nghiệp một số nội dung khái quát như sau:
1. Việc xin lý lịch Tư pháp đã đơn giản hơn:
Lý lich tư pháp là một trong những tài liệu quan trọng để Người lao động nước ngoài có thể xin Giấy phép lao động. Theo quy định hiện hành, nếu người nước ngoài đã cư trú tại Việt nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Điều này rõ ràng đã thông thoáng và đơn giản hơn trước đây rất nhiều.
Khoản 3 Điều 10 Nghi định 11/2016/NĐ-CP đã quy định như sau:
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, phải lưu trú bao lâu thì mới phải xin lý lịch tư pháp Việt Nam thì chưa được quy định rõ. Theo đó, có thể hiểu, cứ có thời gian sinh sống/làm việc tại một địa điểm cố định Việt Nam thì được xem là cư trú tại Việt Nam.
2. Các vị trí lao động chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành:
Ngoài các khái niệm về vị trí công việc hiện tại, Nghị định đã bổ sung thêm khái niệm về các vị trí khác mà người lao động nước ngoài được đảm nhiệm.
Theo đó, người lao động xem là chuyên gia nếu thảo mãn các điều kiện sau (Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP):
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Và quản lý, giám đốc điều hành được quy định như sau:
4. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động:
Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép lao động gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin Giấy phép lao động:
Sau khi có công văn chấp thuận về việc sử dụng lao động của người nước ngoài của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh/ Thành phố Trực thuộc trung ương và trước ít nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp/ người sử dụng lao động thì doanh nghiệp đã phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin Giấy phép lao động và nộp tại Sở Lao động Thương binh Xã hội hoặc Khi công nghiệp và chế xuất (Nếu doanh nghiệp nằm trong khi công nghiệp và chế xuất).
5. Thời gian xử lý hồ sơ và nhận kết quả:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Lao động Thương binh Xã hội sẽ cấp Giấy phép lao động cho người lao động được làm việc tại Doanh nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến phân tích nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultant. Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí cho trường hợp của mình. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com
7 Replies to “Thủ tục xin Giấy phép lao động 2016”