Thành lập trung tâm đào tạo

Thành lập trung tâm đào tạo

Việc học nghề, học thực hành trong xã hội ngày nay đã được nâng cao vài trò so với việc học theo cách học nghiên cứu của các hệ cao đẳng, đại học. Đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng cao, các trung tâm đào tạo được thành lập ngày càng nhiều. Để hoặc động đào tạo nghề thì ngoài việc thành lập doanh nghiệp, thì bạn cần tiến hành xin các giấy phép con vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Với quy mô hoạt động của trung tâm đào tạo nghề, đa phần các chủ đầu tư sẽ lựa chọn thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, nhà nước thừa nhận tính pháp lý của những loại hình doanh nghiệp sau đây: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bạn cần tham khảo nhằm tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Đồng thời khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, thì bạn cần có những lưu ý sau đây:

Thứ nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện và trường hợp của mình. Có thể nói, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp ngày từ đầu đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh sau này. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có loại hình nào là ưu việt tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần cân nhắc để lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp.

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh của công ty bạn thành lập cần bao gồm mã ngành nghề của loại hình đào tạo mà bạn muốn tiến hành hoạt động. Việc thành lập doanh nghiệp tạo nền tảng cho việc xin giấy phép con. Vì vậy, trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được đăng ký thành lập cần bao gồm mã ngành nghề đào tạo tương ứng để tạo điều kiện cho việc xin giấy phép con sau này. Nếu công ty bạn thành lập không có mã ngành nghề đào tạo tương ứng, thì sau này bạn cần phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Bước 2: Tiến hành xin giấy phép con

Ngành nghề giáo dục và đào tạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cá nhân/tổ chức muốn cung ứng dịch vụ trong ngành nghề này, cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vì giáo dục và đào tạo liên quan đến việc hình thành nên nhân cách của con người. Cho nên việc Nhà nước kiểm soát khắt khe với ngành nghề này cũng là điều dễ hiểu.

Sau khi thành lập doanh nghiệp có mã ngành đào tạo tương ứng và được cấp Giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành thủ tục xin giấy phép con. Để được cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp (hay còn gọi là trung tâm dạy nghề), cơ sở của bạn phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

2. Quy mô đào tạo:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;

b) Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm;

c) Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị..

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

Bạn sẽ trải qua một quá trình thẩm duyệt hồ sơ và kiểm tra khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính, cơ cấu tổ chức… Giấy phép hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp là giấy phép sau cùng cơ sở cận nhận được để từ đó đi vào hoạt động.

https://tuvanltl.com/giay-phep-van-tai-2020/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *