Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề

Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề

Các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn được thành lập ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, muốn thành thạo một tay nghề nhất định thông qua việc học và thực hành. Trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn muốn đi vào hoạt động một cách hợp pháp, không bị áp dụng các chế tài xử phạt thì bạn cần tiến hành các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật để được cấp phép.

Đào tạo nghề ngắn hạn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh thì bạn cần tiến hành thủ tục để xin giấy phép con cho trung tâm của mình.

Đối với các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn thì hồ sơ, thủ tục để xin cấp phép hoạt động được tiến hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP:

1. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đnh này.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, trường cao đẳng tư thục phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính.

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.”

Ngoài ra, nếu trung tâm đào tạo nghề tư thục, thì bạn cần cung cấp thêm các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Nghị định 143/2016/NĐ-CP:

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vn;

b) Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;

c) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;

d) Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.

Sau khi kết thúc bước cấp phép thành lập, cơ sở chuẩn bị tiếp hồ sơ cấp phép hoạt động dựa trên nền tảng cấp phép thành lập được quy định tại Điều 15 Nghị định 143/2016/NĐ-CP để hoàn thành bước cuối cùng, đi vào hoạt động.

Như vậy, để trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn đi vào hoạt động bạn cần chuẩn bị giấy tờ, tài liệu minh chứng như trên và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt hoạt động theo quy định.

https://tuvanltl.com/giay-phep-van-tai-2020/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *