Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Để thành lập hộ kinh doanh, bạn cần tiến hành nộp một bộ hồ sơ theo quy định. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, công sức của bạn khi tiến hành thủ tục này. Bài viết này sẽ cung cấp quy định cũng như các loại giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục trên.

Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
  • a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • b) Ngành, nghề kinh doanh;
  • c) Số vốn kinh doanh;
  • d) Số lao động;
  • đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Theo quy định trên, hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau đây:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  3. Bản sao hợp lệ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  4. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.

Như vậy, nếu như trong trường hợp, người tiến hành thủ tục không phải là cá nhân thành lập hay người đại diện của hộ gia đình thì cần phải có văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền). Điều này là phù hợp, vì việc thành lập hộ kinh doanh không chỉ phát sinh quyền mà còn phát sinh nghĩa vụ đối với các thành viên của hộ kinh doanh. Cho nên, việc yêu cầu có văn bản ủy quyền đối với trường hợp này mục đích nhằm xác minh ý muốn thành lập hộ kinh doanh xuất phát từ các thành viên của hộ kinh doanh.

Như vậy, để thành lập hộ kinh doanh cần tiến hành chuẩn bị và nộp hồ sơ theo như trên. Bạn cần tìm hiểu quy định để tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

https://tuvanltl.com/hop-dong-thue-nha-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *