Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình
Theo khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Như vậy, đối với tên gọi của doanh nghiệp mình thì chủ doanh nghiệp có quyền sở hữu nào. Bài viết này sẽ làm rõ các quyền của chủ doanh nghiệp đối với tên thương mại của mình.
1.Căn cứ xác lập tên thương mại
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó”. Quyền sở hữu trí tuệ được xác lập không dựa vào thủ tục đăng ký, phát sinh theo nguyên tắc tự động.
2. Quyền của chủ sở hữu đối với tên thương mại của mình
Theo khoản 21 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tên thương mại chính là tên gọi và dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác nên chủ doanh nghiệp trực tiếp có quyền sử dụng tên thương mại đó vào mục đích kinh doanh bằng cách xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, quảng cáo hàng hóa bao bì. mỗi chủ doanh nghiệp có thể dùng tên thương mại của mình thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trên biển hiệu, quảng cáo trên bao bí nhằm phổ biến rộng rãi tên thương mại của mình trên thị trường. Đây chính là một trong những quyền cơ bản nhất của chủ doanh nghiệp đối với tên thương mại.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Đây là một trong những quy định để hạn chế việc chuyển nhượng đối với quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng tên thương mại khi chuyển nhượng kèm theo với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp không được phép chuyển nhượng riêng biệt tên thương mại.
Mặt khác, tên thương mại của doanh nghiệp được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao”. Như vậy, chủ doanh nghiệp không được chuyển quyền sử dụng tên thương mại.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3n_hi%E1%BB%87u
Tóm lại, chủ doanh nghiệp có những quyền cơ bản sau:
- Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo.
- Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này.
Mỗi chủ doanh nghiệp luôn có những quyền nhất định đối với tên thương mại của mình.
Riêng đối với nhãn hiệu thì quyền sở hữu chỉ phát sinh khi đăng ký bảo hộ theo thủ tục nhất định. Và có thể chuyển nhượng, chuyển giao.
http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=150
Trên đây là một số Thông tin liên quan đến Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com