Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải 2019

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải 2019

Xuất phát từ thực tế, ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên ngoài việc thành lập các tổ chức để gia nhập thị trường (hộ kinh doanh, các loại hình doanh nghiêp…) Thì muốn tiến hành hoạt đông kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải tiến hành xin thêm giấy phép con hay còn gọi là giấy phép kinh doanh vận tải. Việc được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, vừa đảm bảo tính hợp pháp của doanh nghiệp trong ngành vận tải, vừa là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các thủ tục khác.

Như đã nói, để được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải, thì tổ chức/cá nhân trước hết phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh doanh của mình mà có thể lựa chon loại hình cho phù hợp.

Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, thì tổ chức, cá nhân tiến hành chuẩn bị hồ sơ nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định 86/2014/NĐ-CP:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)..”

Như đã thấy, tại Điểm c, Điều 21, Nghị định 86/2014/NĐ-CP có quy định về văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải, là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo hoạt động vận tải của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Quy định về văn bằng chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải tại Khoản 4, Điều 13, Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

“4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.”

Như vậy, có thể tổng kết lại rằng hồ sơ đề đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  2. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Văn bằng chứng chỉ có thể là bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải hoăc bằng cao đẳng trở lên đối với chuyên ngành khác kèm theo giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc tại đơn vị kinh doanh vận tải.
  1. Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  2. Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  3. Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)..

Giấy phép kinh doanh vận tải là loại giấy phép con quan trọng đối với những chủ thể hoạt động trong ngành vận tải. Nó đóng vai trò chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức tiến hành kinh doanh vận tải. Đồng thời, tạo điều kiện cho cá nhân/tổ chức tiến hành các thủ tục quan trọng khác như đề nghị cấp và gắn phù hiệu… Và tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tiến hành kinh doanh vận tải mà không có giấy phép kinh doanh vận tải.

https://tuvanltl.com/thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu-100-von-nuoc-ngoai-2/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *