Tách doanh nghiệp là gì?

Tách doanh nghiệp là gì?

Tách doanh nghiệp là hoạt động “tổ chức lại doanh nghiệp” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1. Nội hàm

Tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Theo đó, Khoản 1 Điều 193 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.”

2. So sánh chia và tách doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp có những điểm giống nhau cơ bản sau đây:

  • Đối tượng: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
  • Công ty chia, tách cùng loại với công ty bị chia, bị tách;
  • Các công ty sau khi chia và tách vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi chia và tách.

Tuy nhiên, hai hình thức này cũng có những khác biệt nhất định như:

  • Về hệ quả pháp lý:

+ Chia doanh nghiệp: Công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Tách doanh nghiệp: Công ty bị chia tách không chấm dứt sự tồn tại sau khi chia tách.

  • Trách nhiệm pháp lý sau khi chia, tách:

+ Chia doanh nghiệp: Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khác hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

+ Tách doanh nghiệp: Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

3. Phương thức tách doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 193 Luật doanh nghiệp 2014)

Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

  • Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-tu-van-du-hoc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *