So sánh hợp nhất và sáp nhập công ty

So sánh hợp nhất và sáp nhập công ty

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là những nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp nhằm tổ chức lại doanh nghiệp để đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

1. Khái niệm

Hơp nhất doanh nghiệp là trường hợp “hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Khoản 1 Điều 194 Luật doanh nghiệp 2014).

Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp “một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp).

2. So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Điểm giống:

  • Đối tượng: Các loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Công ty bị hợp nhất, sáp nhập phải cùng loại với nhau;
  • Các công ty sau khi hợp nhất và sáp nhập vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi hợp nhất và sáp nhập.

Điểm khác:

Thứ nhất, các chủ thể liên quan:

  • Hợp nhất: Công ty bị hợp nhất; Công ty được hợp nhất
  • Sáp nhập: Công ty bị sáp nhập; Công ty nhận sáp nhập

Thứ hai, hình thức:

  • Hợp nhất: Các công ty mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập một công ty mới;
  • Sáp nhập: Các công ty bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho công ty nhận sáp nhập.

Thứ ba, hệ quả pháp lý:

  • Hợp nhất: Tạo ra một công ty mới (công ty được hợp nhất) và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất
  • Sáp nhập: Chấm dứt sự tồng tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập.

Thứ tư, trách nhiệm pháp lý:

  • Hợp nhất: Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.
  • Sáp nhập: Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập.

Thứ năm, đăng ký doanh nghiệp:

  • Hợp nhất: Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Sáp nhập: Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

https://tuvanltl.com/ho-so-dang-ky-trung-tam-ngoai-ngu/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *