Sang nhượng trung tâm ngoại ngữ TpHCM

Sang nhượng trung tâm ngoại ngữ TpHCM

Sang nhượng trung tâm ngoại ngữ là gì?

Sang nhượng trung tâm ngoại ngữ chính là thủ tục chuyển nhượng trung tâm ngoại ngữ. Thực tế cho thấy nhiều trung tâm ngoại ngữ hoạt động không hiệu quả sau thời gian được cấp phép đi vào hoạt động. Lý do có thể chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, đa phần không ai muốn đưa con tinh thần của mình “chết yểu” và phải làm các thủ tục giải thể phức tạp, rườm rà. Trong tình huống này, doanh nghiệp có thể thực hiện sang nhượng trung tậm ngoại ngữ.

Thủ tục sang nhượng trung tâm ngoại ngữ TpHCM

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng xác lập hợp đồng chuyển nhượng. Trong đó, có đầy đủ các thông tin của hai bên chuyển nhượng và đối tượng được chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trước và sau khi chuyển nhượng (các khoản nợ của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp, các khoản thu, các vấn đề về thuế, các vấn đề tài chính….).

Bước 2: Xác định tư cách của người mua trung tâm ngoại ngữ

Bên mua trung tâm ngoại ngữ (tức bên chủ sở hữu sau chuyển nhượng) phải thỏa mãn các điều kiện liên quan đến quyền mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Đăng ký và làm thủ tục sang tên cho bên nhận chuyển nhượng

Cả hai bên chuyển nhượng phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký và ghi nhận việc chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền bằng một một bộ hồ sơ hợp lệ.

Sau  3 – 5 ngày làm việc, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp cho chủ sở hữu mới.

Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng đương nhiên được kế thừa các giấy phép con – Các giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ cho doanh nghiệp trước đó.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *