Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam liệu có phải xin Giấy phép? Có điều kiện nào ràng buộc đối với người lao động nước ngoài hay không? Doanh nghiệp/ tổ chức muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc phải quan tâm đến những vấn đề gì? Thủ tục có phức tạp hay không?

Có thể nói đây là vấn đề nhức đầu của hầu hết các doanh nghiệp/ tổ chức có người nước ngoài đang làm việc. Hiểu được tâm lý đó, LTL Consultants luôn không ngừng nâng cao dịch vụ và cập nhật sự thay đổi của quy định của pháp luật để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro và khó khăn mà doanh nghiệp trong quá trình hoàn tất thủ tục cho người lao động muốn làm việc tại Việt Nam.

1. Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?

Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần phải đáp ứng các quy định về Giấy phép lao động, thẻ tạm trú. Để biết mình có thuộc đối tượng phải xin Giấy phép lao động hay không, cần phải tham khảo Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động.

2. Các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;

b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

d) Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;

đ) Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;

g) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;

h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

i) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

k) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

l) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trước khi thực hiện xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp/ tổ chức nơi có người nước ngoài đang làm việc phải thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam

Hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tương đối đơn giản. Tuy nhiên, có một số Giấy tờ nhân thân mà người nước ngoài cần chuẩn bị ở nước sở tại trước khi sang Việt Nam. Các giấy tờ này muốn có giá trị pháp lý ở Việt Nam cần được Công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự. Do vậy, doanh nghiệp cần có yêu cầu, thông bao đến người lao động nước ngoài trước khi chính thức tuyển dụng, làm việc. Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài

3. Dịch vụ tư vấn cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam của LTL Consultants

Thực tế cho thấy pháp luật lao động được áp dụng tương đối phức tạp trên thực tế. Do đó, doanh nghiệp cần có một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu các rủi ro không đáng có. Tại sao Quý Doanh nghiệp nên chọn dịch vụ của chúng tôi:

  1. TIẾT KIỆM tối đa chi phí phải bỏ ra.
  2. NHANH CHÓNG để người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam sớm đi vào hoạt động, phục vụ cho doanh nghiệp.
  3. TƯ VẤN RỘNG NHƯNG TẬP TRUNG giải quyết vấn đề cốt lõi cho doanh nghiệp.

Dịch vụ làm Work Permit cho người nước ngoài

Trên đây là một số thông tin chung liên quan đến vấn đề Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultants.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho trường hợp cụ thể của mình.

Chúng tôi muốn khách hàng của mình đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng cao, mang tính kinh tế và hiệu quả nhất.

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

4 Replies to “Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *