Lợi ích của việc mua lại công ty

Lợi ích của việc mua lại công ty

Mua lại công ty không phải trong tất cả các trường hợp đều mang lại lợi ích. Để thu được lợi ích từ giao dịch mua lại công ty thì bạn cần có những sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng đối với công ty mục tiêu.

Lợi ích từ giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A transaction) được gọi dưới thuật ngữ chuyên ngành là lợi ích cộng hưởng. Lợi ích đến từ việc hai hay nhiều công ty sáp nhập hay hợp nhất lại với nhau nhằm bổ sung các lợi thế cạnh tranh cho nhau, giảm chi phí vận hành. Tuy nhiên, rất nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập không đem lại giá trị cho công ty cũng như các cổ đông/thành viên nếu như không muốn nói là thất bại hoàn toàn. Bởi vì giao dịch M&A không chỉ đơn thuần là bài toán tài chính hay pháp lý mà nó còn là bài toán về quản trị kinh doanh. Trong trường hợp tạo ra được lợi ích cộng hưởng thì giao dịch mua bán và sáp nhập sẽ đem lại những lợi ích như sau cho doanh nghiệp mua lại tùy vào từng trường hợp và chiến lược:

Củng cố lợi thế cạnh tranh: Giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giúp củng cố lợi thế cạnh tranh thông qua những lợi thế cạnh tranh mà công ty bị mua lại đã tạo dựng trên thị trường như cơ sở và mối quan hệ với khách hàng, cơ sở vật chất, các năng lực cốt lõi để kinh doanh trong ngành/nghề nào đó,…Bạn cần tìm hiểu kỹ càng về lợi thế hiện có của công ty bị mua lại trên thị trường.

Mở rộng quy mô hoạt động và tài chính: Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SME). Trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh mạnh đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam thì giao dịch mua bán và sáp nhập trở thành một xu hướng tất yếu nếu các doanh nghiệp SME muốn tăng cường quy mô để tồn tại trước các đối thủ ngoại quốc.

Tiết giảm chi phí và tránh sự phụ thuộc: Tiết giảm chi phí khi mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đến từ việc đạt được sản lượng biên để giảm chi phí khấu hao cũng như hợp nhất các công việc để cắt giảm nhân công. Tránh sự phụ thuộc được nhắm đến khi doanh nghiệp tiến hành mua lại theo hàng dọc tức nghĩa là mua lại nhà phân phối hoặc cung ứng. Điều này giúp công ty mua lại hoàn toàn làm chủ ở một lĩnh vực nhất định không rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nhà cung ứng hoặc phân phối dẫn đến tình trạng chèn ép trên thương trường.

Giảm thời gian và chi phí bỏ ra để gia nhập một ngành: Để gia nhập một ngành nghề mới có hai cách cơ bản: tiến hành xây dựng một công ty mới hoàn toàn hoặc tiến hành mua lại một doanh nghiệp có sẵn trên thị trường. Cách thứ nhất thường sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Trong khi nếu sử dụng cách thứ hai thi doanh nghiệp mua lại có thể tận dụng những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường.

Như vậy, lợi ích của việc mua lại bao gồm những lợi ích căn bản như trên. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng để thu được những lợi ích như trên bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh-dich-vu-tu-van-du-hoc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *