Kinh nghiệm mua lại công ty
Giao dịch mua bán và sáp nhập tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này nhu cầu gia nhập thị trường, củng cố lợi thế cạnh tranh thông qua các tổ chức có sẵn trên thị trường. Trong bài viết này, chuyên viên sẽ trình bày kinh nghiệm trong giao dịch mua lại công ty đặc biệt dưới góc độ pháp lý.
Khi tiến hành giao dịch mua lại công ty thì bạn cần thực hiện với một số lưu ý như sau:
Tìm hiểu các thông tin về các chủ thể tham gia hợp đồng: Đối với các cá nhân cần tìm hiểu các thông tin như họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số giấy tờ chứng thực cá nhân. Đối với tổ chức thì cần tìm hiểu: Tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật, số Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh. Việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin trên giúp xác định chính xác các chủ thể có thẩm quyển tham gia vào hợp đồng như chủ sở hữu của phần vốn góp/cổ phần, chủ doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, bạn cần yêu cầu các bên có liên quan xuất trình các loại giấy tờ như Giấy phép kinh doanh để tìm hiểu thêm về các thông tin như loại hình của doanh nghiệp, thông tin về người đại diện theo pháp luật.
Tìm hiểu các thông tin về tình trạng pháp lý và các yếu tố pháp lý khác: Các thông tin quan trọng cần tìm hiểu như: tình trạng phá sản, tạm ngừng kinh doanh,… Bạn có thể dựa vào mã số doanh nghiệp để kiểm tra các thông tin này trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
Rà soát các yếu tố liên quan đến tiềm lực tài chính, sổ sách kế toán của doanh nghiệp bị mua lại. Đây là điều quan trọng để bên mua có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp để thiết lập được chiến lược điều hành và hợp nhất trong tương lai.
Tìm hiểu các hạn chế nếu có sẽ ảnh hưởng giao dịch: các hạn chế chủ yếu bao gồm: ngành nghề doanh nghiệp có hạn chế tỷ lệ sở hữu đối với bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, hay thị phần sau khi mua lại có vượt ngưỡng quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Luật cạnh tranh hay không, bên mua có được quyền tham gia quản lý doanh nghiệp mua lại. Những yếu tố trên sẽ đảm bảo khi tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng, hợp đồng sẽ không bị tuyên bố vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên.
Sau khi xác định các yếu tố trên thì bạn cần tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp/vốn điều lệ sao cho phù hợp với từng loại hình. Nội dung của hợp đồng bao gồm:
- Thông tin các bên tham gia hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Giá, thời điểm và phương thức thanh toán
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Hiệu lực của hợp đồng
Như vậy, kinh nghiệm mua lại công ty cho thấy: Việc tìm hiểu các thông tin đối với doanh nghiệp mục tiêu là điều quan trọng, đóng vai trò quyết định trong thành công của một thương vụ mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành bạn cần có những lưu ý như trên nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho mình.
https://tuvanltl.com/mau-hop-dong-chuyen-nhuong-cong-ty-tnhh/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com