Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô là gì?
Kinh doanh vận tải là một hoạt động rất phát triển trong giai đoạn hiện nay không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trong trong việc phát triển xã hội. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/ 2014 NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì:
“Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.”.
Theo đó thì tại Khoản 2 và Khoản 3 Nghị định 86/ 2014 cũng đưa ra giải thích:
“Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Như vậy kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Trong bài này chúng ta tập trung đến vấn đề vận tải hàng hóa bằng ô tô một trong những nguồn thu lớn trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Hàng hóa theo nghĩa rộng là sản phẩm do lao động của con người tạo ra nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Theo quy định của luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.
Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được kinh doanh vận tải hàng hóa. Do đó để kinh doanh vận tải hàng hóa đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh; lái xe và nhân viên phục vụ trên xe; người điều hành vận tải; Nơi đỗ xe và điều kiện về tổ chức – quản lý. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Có phải làm phù hiệu xe tải với xe không kinh doanh vận tải?
Việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (taxi tải, vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, vận tải hàng nguy hiểm) được quy định tại Điều 9 của Nghị định 86/2014 NĐ-CP theo đó:
“Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;
b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công – ten – nơ.
Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.”
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh). Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và có thể được cấp lại.
Trên đây là một số quy định chung liên quan đến trường hợp Giấy phép kinh doanh vận tải nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
3 Replies to “Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô là gì?”