KINH DOANH VẬN TẢI LÀ GÌ?

I. Kinh doanh vận tải là gì?

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc về Kinh doanh vận tải là gì? Mẫu Giấy phép Kinh doanh vận tải như thế nào? Cơ quan nào cấp Giấy phép Kinh doanh vận tải? Đăng ký Giấy phép Kinh doanh vận tải ở đâu? Nắm bắt nhu cầu đó Tư vấn LTL trân trọng cảm ơn Quý Doanh nghiệp đã tin tưởng sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty trong suốt thời gian qua. Tư vấn LTL giải đáp thắc mắc về Giấy phép Kinh doanh vận tải của quý doanh nghiệp như sau:

Kinh doanh vận tải giấy phép do sở giao thông vận tải cấp. Được quy định chi tiết Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ – CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP có giải thích về kinh doanh vận tải như sau:

“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Theo đó, đối tượng áp dụng sẽ phải căn cứ vào hoạt động chính của doanh nghiệp kinh doanh vận tải là gì, có hoạt động vận tải không? Quá trình vận tải có phát sinh lợi nhuận không (thu phí thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ gián tiếp)?

Trong trường hợp xe đứng tên công ty và chỉ chở hàng cho Công ty. Hoạt động chở hàng này có làm phát sinh khoản lợi nhuận thu qua sản phẩm mà công ty thực hiện chuyên chở, vậy nên vẫn phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Vậy trường hợp này cũng là Kinh doanh vận tải.

Thủ tục thực hiện bao gồm các nội dung sau:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải – do Sở giao thông vận tải cấp.

Bước 2: Đảm bảo các xe đã gắn thiết bị giám sát hành trình.

Bước 3: Làm thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe của công ty – do Sở giao thông vận tải  cấp.

II. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu

Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.

Thời hạn có giá trị của phù hiệu:

a) Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG – TEN – NƠ”, “XE TẢI”, “XE TRUNG CHUYỂN” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

b) Phù hiệu “XE NỘI BỘ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

c) Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học có giá trị như sau: Tết Nguyên đán không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không quá 10 ngày.

https://tuvanltl.com/xe-cho-hang-hoa-noi-bo-doanh-nghiep-co-phai-xin-phu-hieu-khong/

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline
0902990954
Emailinfo@tuvanltl.com