kinh doanh vận tải là gì?

Kinh doanh vận tải là một loại hình dịch vụ hết sức phổ biến ở nước ta mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế. Song không phải ai cũng hiểu kinh doanh vận tải là gì? Và nó thực chất hoạt động như thế nào?  

Căn cứ Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.”.

Đồng thời tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP cũng đưa ra định nghĩa kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp theo đó:

“- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Các hình thức kinh doanh vận tải:

1.Kinh doanh vận tải theo tuyến cố định

Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến cố định trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được duyệt; được đề nghị tăng, giảm tần suất, ngừng khai thác trên tuyến theo quy định. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kiểm tra và xác nhận điều kiện đối với xe ô tô và lái xe trước khi cho xe xuất bến. 

2.Kinh doanh vận tải bằng xe buýt

Theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 ki lô mét. Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000 m.

3.Kinh doanh vận tải theo xe taxi

Hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.

Ngoài ra, Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.

4.Kinh doanh vận tải theo theo hợp đồng và Vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

 Lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. Theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch. Và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

5.Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

6.Kinh doanh vận tải theo chuyên vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng

Là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ. Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.

7.Kinh doanh vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm

Hình thức kinh doanh này buộc phải tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

8.Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ 

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công – ten – nơ.

9.Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường

Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định trên đây.

Trên đây là cái nhìn báo quát nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline
0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

4 Replies to “kinh doanh vận tải là gì?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *