Hợp đồng mua bán công ty
Mua bán doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại (Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018).
Hiện nay, trên thực tế hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra khá sôi nổi và là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường. Hoạt động mua bán công ty của các bên được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán. Vì hiện tại hoạt động mua bán doanh nghiệp chưa có luật cụ thể điều chỉnh. Do đó, hợp đồng mua bán được thực hiện theo quy định của pháp Luật Dân sự, Luật Canh tranh và Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn khác.
Trong hợp đồng cần phải có các điều khoản sau:
- Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp; trụ sở chính; tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật; số CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; mã số doanh nghiệp… theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Giá mua lại doanh nghiệp: Cần ghi rõ giá mua lại doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng giá chuyển nhượng phải ghi trị giá Việt Nam đồng và đồng tiền thanh toán phải là đồng tiền Việt Nam, trừ các trường hợp cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2019/TT-NHNN.
- Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần nêu rõ phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt. Đồng thời cần thỏa thuận về thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của mỗi đợt.
- Điều kiện, thời gian có hiệu lực của hợp đồng: Các bên cần thỏa thuận về các điều kiện và thời gian hợp đồng có hiệu lực, thời điểm các bên chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho nhau đồng thời các điều kiện hợp đồng hết hiệu lực.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên: việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên rất quan trọng. Do đó, khi giao kết hợp đồng, điều kiện này cần được làm rõ.
- Phương thức giải quyết tranh chấp: để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, khi giao kết hợp đồng cần đặt ra quy định lựa chọn phương thức giải quyết khi có vi phạm, cụ thể là chọn tòa án hay trọng tài thương mại.
Trên đây là những điều khoản cơ bản, khi thiết lập hợp đồng các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác dựa trên tính hợp lý và phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số tư vấn nhằm mục đích tham khảo của LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com