Doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật giúp tăng khả năng sản xuất hàng hóa sản phẩm từ đó tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu vận chuyển con người tăng lên. Từ cầu tạo ra cung, dẫn tới nhiều doanh nghiệp cũng bắt tay vào thực hiện kinh doanh vận tải hàng hóa đáp ứng nhu cầu xã hội, đóng góp sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải là gì ?

Một doanh nghiệp kinh doanh vận tải là doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ vận tải cùng đó doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng như đáp ứng các điều kiện cơ bản của kinh doanh vận tải.

Kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Từ đó để một doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh vận tải thì trước hết cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện luật định sau đó là thực hiện đăng ký cấp phép kinh doanh vận tải nếu được cấp phép thì mới có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm các loại hình cơ bản sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

2. Đăng ký cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Để thực hiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước hết cần đăng ký thành lập doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc nếu đã có doanh nghiệp mà mã ngành nghề chưa có kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề.

Sau khi thành lập doanh nghiệp có mã ngành kinh doanh vận tải thì thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Bước 2:  Nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh tại  tại trụ sở cơ quan đã nộp hồ sơ đăng ký.

Chi tiết trình tự thủ tục được quy định tại Điều 22 Nghị định 86/2014/NĐ-CP.

3. Hồ sơ đăng ký cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ được quy định tại Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

https://tuvanltl.com/trinh-do-de-mo-cong-ty-du-lich/

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *