Cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sủa đổi bổ sung năm 2009 thì: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Một tổ chức, cá nhân để xây dựng được một nhãn hiệu nổi tiếng là một quá trình dài, do đó mỗi tổ chức, cá nhân phải hiểu rõ những căn cứ xác lập đối với một nhãn hiệu nổi tiếng.
♦ Căn cứ xác lập đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sủa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu đực xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.
Như vậy, theo điểm a khoản 1 Điều 6 thì nhãn hiệu thông thường được xác lập dựa trên văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì căn cứ xác lập lại dựa trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Tuy nhiên việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng khá khó khăn vì vậy doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trước khi nổi tiếng.
Đồng thời theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/ NĐ-CP quy định: “Quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”. Đây là quy định làm rõ hơn cho Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Tiêu chí thực tiễn sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Điều đó xuất phát từ tính chất nổi tiếng của một nhãn hiệu, khi qua quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu đó mới được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Nếu pháp luật có các quy định về việc đăng ký như một điều kiện để xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ là một điều không hợp lý. Bởi vì việc đó sẽ trái với nguyên tắc sử dụng liên tục (Khoản 4 Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Theo đó Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhã hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Trên đây là một số Thông tin liên quan đến Cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
2 Replies to “Cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng”