Bán doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2014
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, thì chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền bán doanh nghiệp tư nhân. Để thực hiện thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân, cần có những am hiểu về mặt pháp lý nhất định. Trong bài viết này, chuyên viên sẽ cung cấp các quy định nhằm thực hiện thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014:
“Điều 187. Bán doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.”
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu hoàn toàn có quyền bán doanh nghiệp tư nhân cho người khác. Đây thực chất là một giao dịch dân sự. Vì vậy, nếu các bên tiến hành giao dịch trên nguyên tắc thiện chí, tự nguyện thì điều này hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, trong bài viết này, chuyên viên có những lưu ý cho các bên khi tham gia vào giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân như sau:
Thứ nhất, giao dịch này cần được lập bằng văn bản. Như đã biết, giao dịch dân sự-thương mại có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như lời nói,văn bản,..Tuy nhiên, đối với giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân, thì các bên cần lập bằng văn bản. Điều này, đảm bảo sự rõ ràng về pháp lý phòng trường hợp xảy ra tranh chấp. Đồng thời, tạo điều kiện cho bên mua tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, các bên tham gia vào giao dịch phải là cá nhân. Xuất phát từ thực tế, doanh nghiệp tư nhân là loại hình do một cá nhân làm chủ sở hữu. Nên các bên tham gia vào hợp đồng cần là các cá nhân để tiến hành giao dịch cũng như thủ tục thay đổi chủ sở hữu một cách hợp pháp.
Thứ ba, giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân cần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà doanh nghiệp tư nhân đang sử dụng. Cần quy định rõ, vấn đề lao động sẽ được giải quyết như thế nào sau khi các bên tiến hành giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân. Điều này, tránh trường hợp, các bên bị khởi kiện hay bị thanh tra lao động xử phạt.
Thứ tư, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Đó là quy định tại Khoản 2 Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014. Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý về vấn đề này để lưu giữ các giấy tờ, chứng từ phản ánh các khoản nợ từ khi doanh nghiệp tư nhân được thành lập cho đến khi bán doanh nghiệp tư nhân để phòng trường hợp xảy ra tranh chấp.
Thứ năm, sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, bên mua doanh nghiệp tư nhân cần nhanh chóng tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Tiến hành thủ tục này giúp bên mua doanh nghiệp tư nhân thông báo đến cơ quan nhà nước về việc thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân đồng thời tạo cơ sở để thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác.
Như vậy, hoạt động bán doanh nghiệp tư nhân là hoàn toàn được pháp luật cho phép. Các bên có nhu cầu mua và bán doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý những vấn đề nêu trên để tiến hành giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện.
https://tuvanltl.com/kinh-doanh-ruou/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
5 Replies to “Bán doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2014”