Quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh tiến hành kinh doanh cũng là địa điểm để cơ quan nhà nước tiến hành quản lý, kiểm tra. Vì vậy, quy định về địa điểm của hộ kinh doanh là một trong những quy định quan trọng, cơ bản về hộ kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“Điều 66. Hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Như vậy, hộ kinh doanh do một cá nhân hay một nhóm cá nhân đứng ra thành lập, các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Đây là một trong những quy định đặc thù giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động đơn giản và dễ dàng. Còn đối với hộ kinh doanh cá thể thì việc này bị quy định của pháp luật hạn chế.
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“Điều 72. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.”
Như vậy, kể cả trường hợp hộ kinh doanh của bạn hoạt động trong các ngành nghề có tính chất lưu động, đòi hỏi di chuyển nhiều như vận tải, buôn chuyến… thì cũng chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định. Trường hợp hoạt động ngoài địa điểm nói trên, do đặc thù công việc thì phải làm thủ tục thông báo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường. Trong trường hợp không thông báo, thì sẽ có nguy cơ bị xử phạt vị phạm hành chính về hành vi này.
Cụ thể, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
“d) Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;”
Như vậy, quy định về địa điểm của hộ kinh doanh có thể tóm gọn như sau: Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, không được tiến hành mở rộng. Trường hợp hộ kinh doanh hành nghề mang tính chất lưu động, mà địa điểm tiến hành ngoài địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì cần tiến hành thủ tục thông báo đến các cơ quan nhà nước.
https://tuvanltl.com/ban-doanh-nghiep-tu-nhan-theo-luat-doanh-nghiep-2014/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
2 Replies to “Quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh”