Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải

  • Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
  • Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
  • Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải:

a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;

d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi;

đ) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.

Nội dung của Phương án kinh doanh vận tải (Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô):

  • Thông tin về Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải như Cơ cấu tổ chức, người điều hành, Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng, các nội dung quản lý khác.
  • Phương án kinh doanh được đề ra liên quan đến các nội dung: Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…); Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình; Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km); Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện; Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ; Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.

Ý nghĩa của Phương án kinh doanh vận tải (Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô):

Thông qua Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô đơn vị vận tải đã đưa ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét năng lực kinh doanh, cơ sở vật chất mà doanh nghiệp đã hoạch định, chuẩn bị nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép.

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến trường hợp Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

kinh doanh vận tải là gì?

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *