Xin giấy phép trung tâm tư vấn du học

Xin giấy phép trung tâm tư vấn du học

Giấy phép trung tâm tư vấn du học là tên gọi khác của giấy chứng nhân đăng ký hoạt động tư vấn du học. Để được cấp loại giấy phép này,cá nhân/tổ chức cần tiến hành trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước hết, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học là loại giấy tờ rất quan trọng của trung tâm tư vấn du học. Nó đóng vai trò quan trọng để quyết định xem trung tâm có được đi vào hoạt động hay không. Bởi vì, theo quy định tại điều khoản 3, điều 10, Quyết định số 05/2013/QĐ-ttg:

“3. Tổ chức dịch vụ tư vấn du học chỉ được phép hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học.”

Như vậy, có thể hiểu rằng, chừng nào mà trung tâm tư vấn du học chưa được cấp giấy phép thì chừng đó trung tâm chưa được phép hoạt động. Vì vậy, việc chuẩn bị hồ sơ là điều rất quan trọng đối với các trung tâm/tổ chức tư vấn du học vì việc được cấp giấy phép sớm sẽ đảm bảo tiến độ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.

Trước khi soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ, tổ chức/cá nhân xem xét xem những điều kiện do luật định, mình đã đáp ứng đầy đủ hay chưa. Theo quy định tại Điều 107 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, thì điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn du học bao gồm:

“3. Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Sau khi xem xét đầy đủ những điều kiện trên và thấy mình đáp ứng đầy đủ điều kiện trên, thì nên tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ theo quy định tại Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 44 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP:

“a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.”

Như vây, có thể nhận thấy rằng, việc chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học là rât quan trọng và cần thiết nhằm đưa trung tâm sớm vào hoạt động đồng thời đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động tư vấn du học và tránh bị xử phạt trong quá trình hoạt động.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-thay-doi-dia-chi-giay-phep-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *