Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp

 Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp

Ngày nay, trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng vươn mình nắm bắt cơ hội phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Một doanh nghiệp tiềm năng không nằm ở doanh thu luôn cao hoặc chiếm thị phần lớn trên thị trường mà nằm ở giá trị mềm cốt lõi của chính doanh nghiệp đó, đó là: tên thương hiệu, sáng chế, sản phẩm độc quyền, nhãn hiệu… Từ đó, cho thấy vai trò quan trọng của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng trong quá trình hoàn thiện các quy định bảo hộ.

1.Thực trạng hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thực hiện cơ chế bảo hộ đối với những giá trị mềm của họ; mặc dù, những tài sản này có giá trị cực kỳ cao, đóng vai trò trong việc phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là lợi thế của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Chính vì thế, ngày càng có nhiều hành vi xâm phạm các tài sản sở hữu công nghiệp diễn ra, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, làm mất uy tín kinh doanh trên thị trường và hầu hết đều xuất phát từ đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường.

Pháp luật sở hữu trí tuệ cũng đã dự liệu trước những hành vi có thể xảy ra. Điều 126,127 và Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định:

“Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

  1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh”.

Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

“Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy”.

2. Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp

– Giúp doanh nghiệp chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điển hình là những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, làm giảm giá trị, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

– Bảo hộ được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đồng thời tạo lập nên giá trị lớn khi sự tiềm năng của một doanh nghiệp được xem xét thông qua: các sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh…

– Thúc đấy sự phát triển lành mạnh, tạo nên một thị trường kinh doanh cạnh tranh cao mà ở đó doanh nghiệp nào chứa đựng những giải pháp giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng, sở hữu những sáng chế độc quyền, nổi bật với tên thương hiệu… thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ chiếm một thị phần cực lớn và doanh thu cực khủng. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký sở hữu công nghiệp đối với những tài sản sở hữu công nghiệp có giá trị ngay bây giờ, tránh tình trạng tranh chấp phát sinh khi đối thủ cạnh tranh nhanh tay thiết lập quyền bảo hộ trước.

Trên đây là một số nội dung về Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Hiện tại khóa học Chiến lược kinh doanh online dành cho sếp có giá là 1.868.000 đồng. Tuy nhiên bạn sẽ được giảm giá 51% chỉ còn 899.000 khi mua khóa học kèm mã giảm giá thaole. Ấn vào nút đăng ký dưới đây để nhận khuyến mãi nhé.Xem tại đây

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

3 Replies to “Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *