Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân

Pháp nhân là thật ngữ pháp lý chỉ một thực thể mang tính hội đoàn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Theo quy định này, thì không phải một tổ chức nào thành lập đều có tư cách pháp nhân, để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Được thành lập hợp pháp

Một pháp nhân được thành lập hợp pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, phải được thành lập theo một trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ được hiểu là pháp nhân đó phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Theo Điều 83 Bộ Luật dân sự 2015, cơ cấu tổ chức pháp nhân được quy định như sau:

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền cũng như gánh vác các nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định và khối lượng tài sản này phải độc lập với tổ chức, cá nhân khác khi đó pháp nhân mới có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ, đồng thời là bị đơn, nguyên đơn trong các vụ kiện tranh chấp.

Việc xác định tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định trách nhiệm pháp lý. Đối với những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức này là trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi nghĩa vụ của mình. Còn đối với các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm vô hạn, không có sự tách bách trách nhiệm giữ doanh nghiệp và cá nhân.

Hội đủ các yếu tố trên, một tổ chức được coi là có tư pháp nhân.

https://tuvanltl.com/tieu-chi-xac-dinh-doanh-nghiep-nho-va-vua/

Trên đây là một số tư vấn nhằm mục đích tham khảo của LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *