Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Đóng vai trò là “đầu tàu” trong quá trình trong việc lên ý tưởng và thành lập một doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả, cổ đông sáng lập được hưởng những quyền lợi đặc biệt nhưng bên cạnh đó cũng chịu một số hạn chế trong quá trình thực hiện quyền. Biểu hiện cụ thể của những giới hạn này là quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

1.Quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014, trong thời hạn 3 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các cổ đông sáng lập khác. Việc chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập đều phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập không được quyền biểu quyết. Các hạn chế với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn 3 năm này được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để một công ty có được sự hoạt động ổn định. Việc giới hạn này không chỉ có ý nghĩa nhằm bảo vệ của công ty mà còn nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên nhận chuyển nhượng tránh được những rủi ro trong những ngày đầu hoạt động của công ty.

2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Thủ tục Chuyển nhương cổ phần phải thông báo với sở kế hoạch đầu tư được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp soạn hồ sơ chuyển nhượng và thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần sau đó nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;

– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông;

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông;

– Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;

– Danh sách cổ đông sáng lập sau thay đổi;

– Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân người nhận chuyển nhượng;

– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;

– Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;

– Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Sau khi hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải cấp giấy xác nhận thay đổi hoặc thông báo rõ nội dung hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp được công bố thông tin tại sở kế hoạch đầu tư.

https://tuvanltl.com/thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-cong-ty-co-phan/

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *