Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập
Trong công ty cổ phần vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần này có nhiều loại khác nhau do nhiều cổ đông nắm giữ. Trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên đối với cổ phần của cổ đông sáng lập, việc chuyển nhượng sẽ bị hạn chế và khi chuyển nhượng sẽ dẫn đến việc thực hiện một số thủ tục nhất định. Cụ thể như sau:
Điều 110. Công ty cổ phần
…………
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Việc chuyển nhượng sẽ dẫn đến thay đổi cổ đông sáng lập. Do đó, công ty phải làm thủ tục thông báo thay đổi cổ đông sáng lập tại cơ quan có thẩm quyền. Trình tự, thủ tục được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập
– Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông
– Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông
– Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi (mẫu quy định);
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần (mẫu tham khảo);
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
+ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.
+ Cổ đông sáng lập mới là tổ chức: Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
https://tuvanltl.com/thu-tuc-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh-2018/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com
Kính chào Quý Công ty,
Tôi có một vướng mắc trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư, cụ thể: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày CTCP được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, tôi (CĐSL) có được quyền chuyển nhượng cổ phần cho CĐSL khác, hay người khác không phải CĐSL hay không?
Cảm ơn Quý Công ty. Tôi hy vọng nhận được sự hỗ trợ!
Chào bạn!
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.