Quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được viết tắt là M&A, là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm tưởng mua bán và sáp nhập là một, tuy nhiên bản chất của hai hoạt động này khác nhau.

Mua bán doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh 2018 thì đây là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Sáp nhập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hai hoạt động này mang bản chất khác nhau. Tuy nhiên quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được tiến hành như nhau. Thông thường một giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trải qua các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn đối tác.

Ở bước này các bên xác định rõ các mục tiêu của việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để lựa chọn đối tượng phù hợp. Để xác định các mục tiêu cụ thể cũng như lựa chọn đối tượng có hiệu quả cần tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn (đặc biệt là tư vấn tài chính, tư vấn pháp luật).

Sau khi nhận được tư vấn cụ thể, các bên chuẩn bị và xây dựng tài liệu chào bán, sáp nhập, lựa chọn đối tác và thu hẹp số lượng ứng cử viên.

Bước 2: Chuẩn bị thẩm định, xác định giá trị giao dịch.

Ở bước này các bên tiến hành các công việc như: đưa ra định giá sơ bộ giá trị của doanh nghiệp; đàm phán sơ bộ; lập thỏa thuận bảo mật; chuẩn bị thẩm tra sơ bộ

Bước 3: Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sáp nhập.

Ở bước này, các bên đi vào đàm phán để đi đến ký hợp đồng. Các bên thẩm định pháp lý; đám phán về hợp đồng và các vấn đề phát sinh xung quanh hoạt động mua bán sáp nhập.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục.

Ở bước này, các bên tiến hành hoàn tất thủ tục. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi về cơ cấu. Các bên tiến hành thông báo, đăng ký thay đổi tại cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra khá phức tạp. Do đó, khi tiến hành các doanh nghiệp cần tìm hiểu và đánh giá cụ thể để hoạt động mua bán, sáp nhập được hiệu quả.

Trên đây là một số tư vấn nhằm mục đích tham khảo của LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *