Quản lý vận tải đa phương thức

Quản lý vận tải đa phương thức

Hiện nay với hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa qua lại là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy, vận tải đa phương thức đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần đặt ra một quy chế quản lý. Do đó, hàng loạt các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức ra đời, điều chỉnh mọi hoạt động về kinh doanh vận tải đa phương thức. Theo đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức; Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.

Để hạn chế các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức một cách tràn lan, không hiệu quả đồng thời nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Pháp luật đặt ra các điều kiện đối với doanh nghiệp như sau:

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018 quy định như sau:

“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;

b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;

b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.”

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa:

“1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;

b) Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.”

Ngoài các quy định trên, người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải.

https://tuvanltl.com/kinh-doanh-van-tai-da-phuong-thuc-quoc-te/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *