Mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
Mua bán doanh nghiệp là một phần hoạt động được thể hiện trong thuật ngữ “M&A”. Hiện nay M&A được gọi phổ biến là “sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions)” (còn được gọi là “hợp nhất và thâu tóm”).
1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam
Hoạt động mua bán doanh nghiệp được điều chỉnh chủ yếu bởi pháp luật chuyên ngành là Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi tiến hành xác lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các bên còn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và những nội dung chủ yếu của hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.
2. Bản chất và tình hình của hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
Mua lại hay thâu tóm được hiểu là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp thâu tóm) tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp mục tiêu) thông qua việc mua lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đủ để khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp. Có 2 cách mua lại, bao gồm: (i) mua lại tài sản; nghĩa là mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản và/hoặc nợ của công ty mục tiêu; (ii) mua lại cổ phiếu. khi đó, công ty mục tiêu tiếp tục tồn tại và các tài sản của nó không bị ảnh hưởng.
Một trong những thương vụ mua bán doanh nghiệp đình đám tại Việt Nam có thể kể đến như:
– Savico mua lại khách sạn Furama (tháng 11 – 2005, 16 triệu USD).
– Kinh Đô mua lại Tribeco (mua từ từ trên thị trường niêm yết).
– Holcim mua lại Cotec Cement (tháng 8 – 2008, 50 triệu USD).
– Qantas mua tới 49% của Jetstar Pacific.
– Vietnam Resource Investment mua lại Tiberon (giá trị giao dịch kỷ lục: 230 triệu USD).
3. Những khó khăn đặt ra đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
Thứ nhất, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A còn chưa hoàn thiện. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động này còn nằm rải rác, quy định chung chung, thiếu chi tiết khiến các doanh nghiệp tham gia các thương vụ gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, Mức độ am hiểu thị trường của bên mua và bên bán chưa cao. trên thực tế, có rất nhiều công ty tại Việt Nam có nhu cầu tiến hành các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng do mức độ am hiểu thị trường cũng như trình độ kiến thức còn yếu nên việc tiếp xúc và tiến hành các thương vụ mua bán còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, các tổ chức trung gian hoạt động chưa mạnh. Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm bên trung gian trong các thương vụ mua bán. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định trong hệ thống luật, nguồn nhân sự… nên hoạt động này thường diễn ra một cách thiếu chuyên nghiệp, và việc mua bán vẫn diễn ra với bản chất là thỏa thuận của bên mua và bên bán.
https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-tu-van-du-hoc/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com