Mẫu hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014). Bán (hay còn gọi là chuyển nhượng) là một trong những quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 187 Luật doanh nghiệp.
1. Hình thức hợp đồng
Hình thức mà các bên thường lựa chọn để xác lập việc chuyển nhượng doanh nghiệp là bằng văn bản.
Nhìn chung, bất kì hợp đồng nào đều phải có các mục như:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên hợp đồng;
- Thời gian, địa điểm lập hợp đồng;
- Bên mua, bên bán. Cụ thể, đối với hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân, vì bên chuyển nhượng là cá nhân nên thông tin về “bên bán” thường bao gồm: Họ tên; giới tính; dân tộc; quốc tịch; CMND; nơi cư trú; email; điện thoại; tên doanh nghiệp tư nhân; mã số doanh nghiệp; mã số thuế; ngành nghề kinh doanh; vốn đầu tư;… “Bên mua” là cá nhân với những thông tin chi tiết về: tên; giới tính; ngày sinh; dân tộc; quốc tịch; CMND; hộ khẩu thường trú
- Các điều khoản cụ thể của hợp đồng;
- Chữ ký của các bên;
- Xác nhận của bên thứ 3 với tư cách là cá nhân/ tổ chức làm chứng.
2. Nội dung của hợp đồng
Vì đây là một hợp đồng dân sự xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên nên những nội dung cơ bản của một hợp đồng được thiết lập cơ bản dựa trên Khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân thường có những điều khoản cụ thể như:
Điều 1: Bên A (chủ doanh nghiệp tư nhân) đồng ý bán doanh nghiệp tư nhân X cho bên B. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …. do Phòng Đăng ký kinh doanh…..cấp ngày….. tại…;
Điều 2: Phương thức thanh toán; thời gian thanh toán; địa điểm thanh toán;
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên, thường bao gồm những nội dung cơ bản như:
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
– Nhận đủ tiền chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận.
– Ký kết mọi giấy tờ để chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân nêu trên cho bên B theo quy định của pháp luật.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
– Trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp như nhân và hưởng đầy đủ những quyền lợi theo quy định của pháp luật.
– Trả đủ tiền chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận.
Điều 4: Những quy định về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng; có thể có thêm những thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng và trách nhiệm của các bên…
Điều 5: Những thỏa thuận liên quan đến hình thức giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Điều 6: Lời cam kết của các bên: Hai bên cùng cam kết những thông tin về nhân thân, phần vốn chuyển nhượng không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tư nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc… Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài các điều khoản trên, hai bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác riêng biệt không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com