Mua bán cổ phần Công ty như thế nào?
Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại được xem là vốn điều lệ của Công ty cổ phần (Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014). Mua bán cổ phần được xem là một trong những quyền cơ bản của cổ đông trong Công ty cổ phần.
1. Những loại cổ phần được quyền chào bán
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 113 Luật doanh nghiệp, bên cạnh cổ phần phổ thông, Công ty cổ phần còn có cổ phần ưu đãi với 04 dạng dưới đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Tuy nhiên, không phải cổ đông nào sở hữu những loại cổ phần trên đều có quyền tự do chuyển nhượng. Tùy từng loại cổ phần và từng đối tượng cổ đông khác nhau mà quyền chuyển nhượng cũng khác nhau.
2. Điều kiện chuyển nhượng từng loại cổ phần cụ thể
- Đối với cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
“Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.” Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty (Khoản 4 Điều 119).
Đối với những loại cổ phần ưu đãi cũng có những hạn chế nhất định trong việc chuyển nhượng: trong tất cả các loại cổ phần ưu đãi, chỉ có cổ đông sáng lập mới được sở hữu loại cổ phần ưu đãi này và Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. (Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp). Đây là hạn chế lớn nhất của loại cổ phần ưu đãi này.
- Đối với cổ đông phổ thông
Nhìn chung, quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông không bị hạn chế nhiều như đối với cổ đông sáng lập, một phần là vì cổ đông sáng lập thường nắm giữ những vị trí “chủ chốt” trong công ty và sở hữu cổ phần ưu đãi đặc biệt. Về cơ bản, quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ bị hạn chế khi mà Điều lệ công ty có quy định (Điều 126 Luật doanh nghiệp).
https://tuvanltl.com/dich-vu-lam-giay-phep-tu-van-du-hoc/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com
2 Replies to “Mua bán cổ phần Công ty như thế nào?”