Không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô

Không có giấy phép kinh doanh vận tải ô tô

Giấy phép kinh doanh vận tải là một loại giấy phép con chứng minh tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong ngành vận tải. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải được tiến hành sau khi cá nhân/tổ chức đã thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá thể. Bởi vì, đây là loại giấy phép con chứng minh tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp cho nên trong trường hợp, tổ chức/ cá nhân hoạt động kinh doanh thuộc trường hợp phải đăng ký mà không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực liên quan đến vận tải đường bộ và đường sắt.

Cụ thể, theo quy định tại Điểm 5, Điều 28, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
  • b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
  • c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
  • d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến.

Như vây, mức phạt dành cho hành vi kinh doanh vận tải mà không có giấy phép kinh doanh vận tải là khá năng dao động  từ 7.000.000 đ-20.000.000 đ. Vì vây, để tránh bị xử phạt, cá nhân/ tổ chức tiên hành đăng ký kinh doanh vận tải phải tiến hành đăng ký kinh doanh để đảm bảo hoạt động vận tải có mình hợp pháp đồng thời làm cơ sở cho thủ tục tiến hành cấp phù hiệu.

Về hồ sơ, thủ tục để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải được quy định và thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định 86/2014/ NĐ-CP:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).”

Tổ chức/cá nhân tiến hành đăng ký kinh doanh vận tải, phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu trên để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải để tránh bị xử phạt gây cản trở hoạt động cũng như tổn thất cho mình. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, tổ chức/cá nhân có thể tiến hành các thủ tục khác như lắp thiết bị giám sát hành trình, đề nghị cấp và gắn phù hiệu…

https://tuvanltl.com/xe-tai-ca-nhan-co-can-lap-phu-hieu-khong/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *